PHÁP KHAI THÔNG BÁT MẠCH
 1                 2                   3                    4
Nhâm           Ðốc              Xung               Ðái

 5                   6                    7                   8
Dương duy     Âm duy          Âm kiều        Dương kiều

Tám mạch vốn thuộc phần âm, nên phải dụng khí công để khai thông âm tà, làm cho âm tà trong bát mạch tiêu hết. Nếu âm tà còn thì việc tu đơn chỉ là mộng ảo vậy. Muốn khai thông bát mạch, trước tiên phải giữ tâm cho thanh tịnh;

bế kín miệng mũi và dụng tâm ý mà vận chuyển.

1 Hấp từ Sanh Tử khiếu dưới huyệt Khí Hải sang Quang Ngươn qua huyệt Trường Cường ở đốt chót xương sống dẫn qua Vỹ Lư theo đường mạch Ðốc đến Nê Hườn xuống lưỡng Mi Gian. từ Mi Gian theo mạch Nhâm xuống tận hạ đơn điền.

2 Hấp từ hạ đơn điền lên tới rún toả vòng quanh  ra hai bên hông là mạch Ðái hiệp nhau chỗ Yêu Nhãn phía sau lưng, dẫn lên đến Giáp Tích  rồi toả ra hai đi cao ở bên vai, dừng lại rồi dẫn khí chạy dài theo hai mạch Dương Duy dọc theo hai phía ngoài cánh tay dẫn đến ngón tay giữa rồi chạy vào lòng hai bàn tay gọi là Thủ Tâm,  dừng lại một chút.

3 Hấp là lòng hai bàn tay dẫn khí dài theo phía trong hai cánh tay là hai đường mạch Âm Duy đến hai bả vai trước ngực rồi đưa xuống thành hình tam giác hiệp tại rún, rồi xuống hạ đơn điền.

4 Hấp từ hạ đơn điền lên đến Giáng Cung chỗ chữ Ni, đó là Xung mạch. Hô từ chữ Ni đến rún rồi xuống hạ đơn điền, toả ra hai bên bắp vế chạy theo hai đường mạch Dương Kiều của hai ống chân xuống tận gót chân dẫn lên bàn chân đến hai ngón cẳng cái rồi vào hai huyệt Dũng Tuyền rồi dừng lại.Hấp từ Dũng Tuyền lên dọc theo hai ống chân là  theo mạch Âm Kiều đến hai bắp vế rồi dẫn lên Chơn Khí huyệt vào đơn điền là giáp đủ tám mạch. Hạ đơn điền là tổng căn của bát mạch nên cần phải khai thông hằng ngày. Nhứt là trong hai thời Tý Mẹo, vận khí đi 5 vòng là đủ.

___________________________________________________________________

Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


 


HUYỆT VỊ CỦA MẠCH ĐỐC

Số Huyệt: 28 huyệt đơn.

XIII.1- TRƯỜNG CƯỜNG

Tên Huyệt:

Huyệt là Lạc của mạch Đốc, ở giáp cột sống, đi lên đầu, tản ra ở vùng đầu, đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường, vì vậy gọi là Trường Cường (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Cùng cốt, Hà Xa Lộ, Khí Chi Âm Khích, Mao Cốt Hạ Không, Mao Lư, Mao Thúy Cốt, Quy Mao, Quyết Cốt, Tam Phân Lư, Tào Khê Lộ, Thượng Thiên Thê, Triêu Thiên Sầm, Vĩ Lư.

 

Xuất Xứ:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 1 của mạch Đốc.

+ Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm).

+ Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm .

+ Là 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Không’ (Phong Phủ - Đc.16), Ngân Giao (Đc. 28), Á Môn (Đc.15), Não Hộ (Đc. 17) và Trường Cường (Đc. 1) là những huyệt của tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’, (TVấn.60).

Vị Trí:

Ở chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0, 3 thốn.

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường thớ hậu môn - xương cụt, có cơ thắt ngoài hậu môn và cơ nâng hậu môn (phần thắt) bám vào đường thớ này. Vào sâu là khoang dưới phúc mạc.

Thần kinh vận động cơ do nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn trong.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.

Tác Dụng:

Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trường phủ.

Chủ Trị:Trị trực tràng sa, trĩ, tiêu ra máu, cột sống đau, tiểu đục, tiểu khó, điên cuồng.

Phối Huyệt:

1. Phối Tiểu Trường Du (Bq.27) trị táo bón, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu bí (Thiên Kim Phương).

2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq, 34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Thân Trụ (Đc.13) trị động kinh (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ, tiêu ra máu (Bách Chứng Phú).

5. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) + Tỳ Du (Vi.20) trị tạng độc hạ huyết [tiêu ra máu do tạng bị độc] (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Nhị Bạch + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) trị thoát giang, trĩ lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trường phong hạ huyết (Bách Chứng Phú ).

8. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Bách Chứng Phú).

9. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Nội Quan (Tb.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị tiêu ra máu, tạng độc sưng đau, tiêu ra máu không ccầm (Châm Cứu Đại Toàn).

10. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).

11. Cứu Trường Cường (Đc.1) 3 tráng + cứu Thủy Phân (Nh.9) 100 tráng trị thoát giang do khí huyết hư mà hạ hãm (Thần Cứu Kinh Luân).

12. Phối Nhị Bạch + Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ lâu ngày (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

13. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Trung Hoa Châm Cứu Học).

14. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) có tác dụng thúc đẻ [thôi sinh] (Châm Cứu Học Thượng Hải).

15. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Trường Du (Bq.26) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

16. Phối Hội Dương (Bq.35) trị đại tiện ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.28) + Hội Dương (Bq.35) trị trực tràng lở loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Dùng kim tam lăng chích 4 chung quanh huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu 0, 5 - 1 thốn, nặn ra máu, phối hợp với huyệt Yêu Kỳ + Điên Khốn trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

Châm thẳng vào bờ giữa xương cụt và trực tràng, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 10 - 30 phút.

Ghi Chú: Tránh châm thấu qua thành sau trực tràng.

*Tham Khảo:

(“Trẻ nhỏ bị kinh giản, co giật, xương sống cứng: Trường Cường chủ trị” (Giáp Ất Kinh).

(“Ttrị trẻ nhỏ thoát giang cấp: cứu huyệt Vĩ Thúy 3 tráng khỏi ngay” (Ngoại Đài Bí Yếu).

(“Phương pháp cứu trĩ: Bệnh trĩ nếu còn chưa nặng, cứu 1 huyệt dưới xương cụt gần hậu môn 7 tráng, xứng đáng là huyệt kinh nghiệm” (Châm Cứu Tư Sinh Kinh).

(“Chín loại rò tổn thương người, ắt châm Thừa Sơn (Bq.57) hiệu như thần. Còn có 1 huyệt là Trường Cường, chữa rên rỉ cùng đớn đau” (Ngọc Long Ca).

(“Châm cứu trị trĩ ... Thứ đến luận về Đốc mạch mà không thấy phép chọn của nó. Sách ‘Nội Kinh’ viết: Đốc Mạch sinh bệnh, lung trĩ, bởi thế người đời sau chọn huyệt Trường Cường” (Đan Khê Tâm Pháp).

(“Trường Cường chủ trị các chứng cổ trĩ” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca).

(“Trĩ bệnh, trường phong, Trường Cường chớ khinh thường” (Thắng Ngọc Ca).

KỲ KINH

KỲ KINH BÁT MẠCH

KỲ KINH BÁT MẠCH
MẠCH DƯƠNG DUY
MẠCH DƯƠNG KIỀU
MẠCH XUNG
MẠCH ÂM DUY
MẠCH ÂM KIỀU
MẠCH ĐỚI (ĐÁI )

 
MẠCH NHÂM

BIỂU HIỆN BỆNH LÝ
HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM
XIV - MẠCH NHÂM (Nh.)
XIV.01 - HỘI ÂM
XIV.02 - KHÚC CỐT
XIV.03- TRUNG CỰC
XIV.04 - QUAN NGUYÊN
XIV.05- THẠCH MÔN
XIV.06 - KHÍ HẢI
XIV.07 - ÂM GIAO
XIV.08 - THẦN KHUYẾT
XIV.09 - THUỶ PHÂN
XIV.10 - HẠ QUẢN
XIV.11 - KIẾN LÝ
XIV.12 - TRUNG QUẢN
XIV.13 - THƯỢNG QUẢN
XIV.14- CỰ KHUYẾT
XIV.15 - CƯU VĨ
XIV.16 - TRUNG ĐÌNH
XIV.17 - ĐẢN TRUNG
XIV.18 - NGỌC ĐƯỜNG
XIV.19 - TỬ CUNG
XIV.20 - HOA CÁI
XIV.21 - TOÀN CƠ
XIV.22 - THIÊN ĐỘT
XIV.23 - LIÊM TUYỀN
XIV.24- THỪA TƯƠNG
ĐIỀU TRỊ
ĐƯỜNG VẬN HÀNH

 
MẠCH ĐỐC

HUYỆT VỊ CỦA MẠCH ĐỐC
HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC
MẠCH ĐỐC
MẠCH ĐỐC
TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA MẠCH ĐỐC
XII.16 - PHONG PHỦ
XIII - MẠCH ĐỐC (Đc.)
XIII. 14 - ĐẠI CHÙY
XIII. 21 - TIỀN ĐỈNH
XIII. 22 - TÍN HỘI
XIII. 23 - THƯỢNG TINH
XIII.10 - LINH ĐÀI
XIII.11 - THẦN ĐẠO
XIII.12- THÂN TRỤ
XIII.13 - ĐÀO ĐẠO
XIII.15 - Á MÔN
XIII.17 - NÃO HỘ
XIII.18 - CƯỜNG GIAN
XIII.19 - HẬU ĐỈNH
XIII.2 - YÊU DU
XIII.20 - BÁ HỘI
XIII.24 - THẦN ĐÌNH
XIII.25 - TỐ LIÊU
XIII.26 - NHÂN TRUNG
XIII.27 - ĐOÀI ĐOAN
XIII.28 - NGÂN GIAO
XIII.3 - YÊU DƯƠNG QUAN
XIII.4 - MỆNHMÔN
XIII.5 - HUYỀN KHU
XIII.6 - TÍCH TRUNG
XIII.7 - TRUNG KHU
XIII.8 - CÂN SÚC
XIII.9 - CHÍ DƯƠNG
ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC
ĐƯỜNG VẬN HÀNH

free web counter

Thư Viện 1      4   5

Đàn Bửu Liên Đăng Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí .Webmaster Hà Phước Thảo