NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHIẾN ĐẤU CHO ĐỘC LẬPTỰ DO NGÀY NAY NHƯ THẾ NẦY !!!

Quy Anh kính mến ,
Em rất xúc động với những tình cảm và sự ưu ái của Anh đã dành đến hoàn cảnh thương phế binh của em về nơi quê nhà, nơi lá thư này em xin viết lên những lời chân thành cám ơn đến Anh cùng với các Thân hữu của Anh thật nhiều.
Năm 1971 em đi lính Sư Đoàn 18 BB, với số quân 73 / 104070 , có nghĩa là em sinh năm 1953 , em bị thương trong trận đánh bên sông Thụy Tính  , tháng 6 năm 1974 tại Xã An Điền - Huyện Bến  Cát -  Tỉnh Bình Dương  và bị tàn phế Liệt hai chân vĩnh viễn từ năm  1974 cho đến nay   .Hiện tai em đang sống chung nhà với người Chị ruột 75 tuổi .
Kính chúc đến Anh và toàn thể gia đình luôn được An lac và gặp mọi sự may mắn trong cuộc sống
Saigon ngày 14 / 3 / 2010
Kính thư
BUI PHUONG

Bùi Phương

1051  ( Số mới là 50 )
Đường Hiệp Nhất -  Phường 4 -
Quận Tân Bình -  Tphcm - SAIGON . VN.
Số điện thoại nhà -  08 . 38424608

buiphuong18@gmail.com


Envoyé le : Mer 9 mars 2011, 18h 12min 50s
Objet : RE: XIN DỪNG LẠI 1 PHÚT

Trước hết tôi xin thật lòng xin lổi các bạn có tên trong email này vì đã gửi đại email mà không hỏi trước.
Tôi đã cùng với các bạn khác chuyển tin của Cụ Thiệt cho nhiều bạn trên đây, hầu mong sao 1 ai đó có khả năng cứu lấy 1 mãnh đời khốn nạn trong địa ngục trần gian đang có thật trên quê hương mình.
Tôi viết lên đây vài chữ đến mọi người vì tôi có 1 chuyện bức rứt lương tâm mà nhiều tháng qua vẫn còn làm tôi ray rứt.
Số là hè vừa rồi tôi về VN có ít việc. Trong những ngày ở SG tôi có ghé tiệm bánh mì Như Lan: 50-64-68, Hàm Nghi , F. Bến nghé, Quận 1, SG. Trước khi vào quán thì tôi nhìn thấy 1 ông lão bán vé số bị cụt 2 chân ngồi ngay dưới gốc cây trước tiệm Như Lan. Động lòng, tôi ghé tặng ông ít tiền, từ xa trong ánh đèn điện mập mờ nên tôi không nhìn rõ, đến kề bên ông mới biết ông bị mù. 2 Mắt tôi bổng dưng ướt !
Nói thật, trước lúc đó tôi đói bụng vô cùng, nhưng khi gặp ông con đói tự nhiên chào biến.
Tâm sự với ông rất nhiều và  được ông cho biết ông là 1 chiến sĩ VNCH, những thương tật trên người ông là do sự bảo vệ miền Nam thân yêu dưới làn sóng giặc hồ gây nên.
Cầm đôi tay gầy nhom của ông, nhét vào 1 ít tiền, ông nhất định không nhận. Ông bảo: Cậu mua vé số dùm tôi là tôi vui rồi !
Năn nỉ mãi ông mới cười buồn và nhận. tôi nhìn thấy trong 2 hố mắt sâu hoắm ấy có 2 dòng lệ chảy dài.....Ông đã làm cho tôi khóc theo.
Tôi có ghi lại số quân, binh chủng và địa chỉ của ông. Buồn bực vô cùng, khi về tới quốc gia tôi cư ngụ thì tôi đã thất lạc tờ giấy ghi những thông tin về ông. Nói thật, đến bây giờ tôi vẫn còn trằn trọc và cảm thấy mình có lổi với ông vô cùng.
Hôm nhận được email này của 1 người bạn nói về sự khốn cùng của Cụ Thiệt, tôi nghĩ ra ý kiến là thử gom hết tất cả các email mà mình đã nhận được rồi gửi thư này đến các bạn, nếu ai có về VN và ghé lại SG trong những ngày sắp tới, ghé lại Bánh Mì Nhu Lan đường Hàm Nghi thử tìm lại ông, biết đâu ông vẫn còn đó, và giúp đở ông.
Kèm theo thư này là 2 tấm hình mà tôi đã chụp ông lúc đó.
XIN HÃY CỨU GIÚP NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH NÀY !
Quí vị các bạn nào nếu có tìm được ông, nhớ cho tôi 1 thông tin. Cám ơn nhiều.

Thân kính

Võ Thành Đạt

Thưa quý vi,Cụ ăn mày chính là TPB/VNCH Buì Văn Thiệt,SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737 Bị thương ngày 28/11/1967 Hiện tạm trú taị số 25/81/1/2 hẻm 15 Đường số 6- Quốclộ 13-phường HiệpBìnhPhước- Quâṇ ThủĐức- tel (08)5422.4095 Trân trọng chuyển để quý vị tuỳ nghi chia sẽ

 



10h30 đêm, có những người đã lên giường đi ngủ, những người còn chạy xe trên đường cũng hối hả về nhà sau 1 ngày mệt mỏi, vậy mà ở một góc nhỏ trên đường Nguyễn Kiệm (đối diện Co.op Mart), một cụ già vẫn ngồi đó, trông chờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm.



Tôi không phải một nhà báo, không phải một nhiếp ảnh gia, cũng không phải một nhà từ thiện nhưng tôi muốn dành một chút thời gian viết về cụ, xem như một sự giúp đỡ và cảm thông.Tôi không hỏi cụ tên gì chỉ biết cứ khoảng 7h tối, cụ lại ra chỗ ngồi quen thuộc gần cây cột điện bên cạnh Thiền Viện Vạn Hạnh.
Cuộc đời cụ là chuỗi ngày dài bất hạnh, 13 tuổi trở thành trẻ mồ côi, đi lính ở cái tuổi 18 và cụ vĩnh viễn mất đi đôi chân 3 năm sau đó. Sống lay lắt qua ngày dựa vào những đồng tiền xin được.Vậy rồi vẫn có vợ và 1 cô con gái. Nhưng cái nghèo, cái khổ vẫn không buông tha. Không nhà cửa, tiền bạc, không được chăm sóc chu đáo, không được dạy dỗ, cô con gái lớn lên như bản năng sinh tồn. Rồi 3 đứa cháu ngoại lần lượt ra đời mà không ai bết cha chúng là ai.
Vậy mà ông tròi nỡ cướp đi cô con gái duy nhất của ông bà vì căn bệnh ung thư gan. Đến lượt bà vào bệnh viện điều trị căn bệnh ung thư. Mọi gánh nặng đè oằn lưng cụ.Cụ vẫn tỉnh táo khi trả lời chúng tôi. Cứ 2 đêm cụ ra đây ngồi thì lại phải ở nhà một ngày để vào viện với vợ, chăm sóc 3 đứa cháu nhỏ.
Chúng tôi ngồi với cụ khá lâu, nghe cụ kể về đời mình mà chạnh lòng, mà khóc. Cụ nói ngày nào kiếm được năm bảy chục ngàn là mừng lắm. Tiền thuốc cho vợ mỗi ngày đã 80.000đ rồi, còn phả lo tiền ăn cho cả nhà và tiền thuốc cho bản thân mình. Cụ nói, đã đi xin ở cầu Thị Nghè, cầu Ông Lãnh nhưng ở đâu cụ cũng bị giật đồ, trấn lột chỉ có ở đây là không. Có một người hàng xóm tốt bụng, làm nghề xe ôm, cứ 7 giờ tối chở cụ xuống đây, 11h30 lại chở cụ về nhà. (Nhà cụ ở Hiệp bình Phước- Thủ Đức).


Hỏi cụ ngồi lâu đau lưng phải làm sao? Cụ nói chỉ khi nào đau lắm mới dám mua cao dán “vì 6 miếng đã hết mười mấy ngàn rồi”. Chúng tôi có cho cụ một ít áo cũ để mặc, hôm sau ra hỏi cụ sao không mặc áo mới, cụ nói “đồ mới mặc uổng lắm, để khi nào đi đâu thì mới mặc thôi”. Lâu lâu có thời gian chúng tôi vẫn tới trò chuyện để cụ đỡ buồn và ở đó chúng tôi được chứng kiến rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, những cử chỉ đẹp và những con người thật sự xúc động và quan tâm tới cụ.



Có thể có một số người không tin, một số người nghi ngờ tính chân thực của bài viết nhưng tôi tin vẫn có những con người thật sự muốn chia sẻ chút gì với cụ. Một lần thôi, nếu có thể, bạn hãy dành 1 phút dừng lại, cho cụ dăm ba ngàn, một chai nước, một hộp sữa, một chai dầu (dầu nâu là loại cụ hay dùng), một bịch cao dán Salonpas hay thậm chí chỉ một câu hỏi “Cụ muốn ăn gì không con mua?” (nhưng chắc rằng cụ sẽ từ chối thôi), để cụ thấy rằng vẫn còn rất rất nhiều người quan tâm cụ.