Tiểu sử Đạo trưởng Lê Ngọc Cẩn
Chủ Đàn Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh
Thánh Đức Qui Nguyên tại Sông Tiền Vĩnh Long

Đạo trưởng LÊ NGỌC CẨN sanh năm 1915 quê ở Cà-Mau. Vào thời kháng Pháp, bác Tám Cẩn là đàn em của Đức Cao Triều Phát trong Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong thuộc Mặt Trận Vòng 4. Sau Hiệp Định Genève 1954 Đức Cao Triều Phát bỏ tất cả đất đai đi tập kết ngoài Bắc và có làm giấy tờ tặng cho người thanh niên mà ngài thương nhứt là bác Lê Ngọc Cẩn 10 công ruộng, vườn, nhưng Bác Tám Cẩn không nhận và quyết định lo tu chứ không tham gia vào việc Quốc chánh. Bác Tám Cẩn bỏ nhà cửa, ruộng vườn sắm một chiếc ghe và được một vị cùng sống dưới ghe tu theo Chiếu Minh chỉ kiểu cho Bác Tám cùng công phu. Bác Tám Cẩn gom tiền, vàng bạc theo, chèo ghe lên vùng Vĩnh Long và mua được miếng đất, rồi cất nhà, lập Đàn Chiều Minh để lo tu cả gia đình (hiện nay Địa chỉ: số 9 Phạm Hùng, Phường 2 TP Vĩnh Long)
Vào năm 1952 bác Tám Cẩn tu ẩn, không ai biết bác tu gì
, trong một đêm nọ bác Tám Cẩu tu vào lúc 11 giờ khuya, cúng xong thì bác ngồi ghế dựa có giăng mùng ngủ, mãi đến giờ Mẹo bác Tám Gái nghe đồng hồ reo và vào kêu bác Tám trai thức cùng công phu, nhưng bác Tám trai không thức, bác Tám gái rờ mạch cườm tay thì không thấy mạch nhảy, rờ ngực không thấy thở và tim không đập nên bác Tám giáo gọi con trai bác vào cũng như thông báo cho các bạn Đạo. Bác Tám gái đặt tay lên ngực thì thấy còn ấm, chư vị trong Đạo Cao Đài bảo bác gái lo chôn cất, có người lo mua quan tài... thì bác Tám gái cản không cho tẩn liệm, nói rán chờ xem?
Mãi đến trưa hôm sau thì bác Tám trai mở mắt ra ra dấu bảo đưa giấy và viết, bác viết cho biết là bác đã được THẦY rước về Cung Khảm tức Mặt trăng để THẦY chỉnh lại pháp tu và dạy ý nghĩa Bài Chốn Bồng Lai do THẦY viết lúc sanh tiền, bác viết là bác tịnh khẩu cho đến khi được THẦY cho phép khai khẩu. Từ đó bác Tám trai tịnh khẩu luôn, lo công phu tứ thời hằng ngày.
Đến năm 1981 (như vậy là bác tịnh khẩu gần 30 năm) bác khai khẩu, bảo lo cất thêm gác, làm bàn thờ lại, nhờ người lên nhà Cao-Đài Sư-Phụ tại Long An vẽ đúng y Thiên Nhãn trên Thiên Bàn nhà THẦY đang để cho cháu nội THẦY là ông Hai Thường đang ở. Bác Tám cho biết thêm là bác được THẦY rước lên Cung Khảm để chỉnh lại những gì bác Tám hành mà không đúng với chơn truyền. THẦY giải rõ cho Bác Tám ý nghĩa bài Chốn Bồng Lai. Bác Tám thường liên lạc với Đạo trưởng Huỳnh văn Mậu (Minh Mậu) tại cù lao gần cầu Cái Khế Thành phố Cần Thơ. Trên cù lao nầy Đạo trưởng Minh Mậu có cất một Đàn chòi tranh, vách lá sơ sài để lo tu luyện được THẦY ban tên Đàn là Linh Bửu Đàn, còn bác Tám thì lập tại Vĩnh Long, dâu của Bác Tám là hiền thê của Đạo Huynh Lê Ngọc Ẩn có cầu THẦY để xin Đàn cơ và xin THẦY ban tên Đàn. Trong cơ bút đêm....... Thầy ban tên Đàn là Thánh Đức Qui Nguyên ở tại Sông Tiền, để kỷ niệm nơi THẦY cỡi Rồng về nguyên còn Đàn Linh Bửu ở Sông Hậu, Đàn chòi tranh vách đất mà chỉ kiểu nhiều người tu đắc. Mỗi Đàn THẦY ban hai câu đối như sau:

                             LINH         BỬU            QUI     NGUYÊN
                             Quang        Pháp            Y           Bổn
                             Chiếu         Thần            Chơn     Khẩu
                             Diệu           Thông           Pháp     Truyền
                             Hiệp           Chánh          Đạo       Tâm
                             Thiêng        Đạo              Vô         Thọ
                             Liêng          Truyền         Vi           Đắc
Đàn cơ tại hai Đàn từ năm 1981 đến 1997 viết tay lưu giữ và được ấn tống lấy tên là
Thánh giáo Thánh Đức Qui Nguyên và Linh Bửu Đàn, Phò Loan: Đạo trưởng Minh Cẩn (đồng Dương) và Phan Minh Huấn (đồng Âm), độc giả Minh Ẩn (Lê Ngọc Ẩn).
Đến nay thì hai Đàn có chung cuốn Thánh giáo được đưa lên Internet Link sau đây:
                          http://antruong.free.fr/LinhBuuVaThanhDucDan.html

hay                    http://antruong.free.fr/Cauxinlapdan.html

Những gì bác Tám Cẩn học được với THẦY trên Cung Khảm, bác cho biết như sau:
1) Thiên Bàn là cái bản đồ luyện Đạo. Đàn Thánh Đức Qui Nguyên giải rõ những chi tiết về Thiên bàn như Thiên Nhãn hồng từ theo mẫu Thiên Nhãn nơi nhà THẦY ở Tân An chứ không thượng tượng Thiên Nhãn hồng oai như xưa; Thập tự Tam Thanh nghĩa gì? màu sắc hai câu liển, bàn thờ Tiên Thiên và bàn Hội Đồng (Hậu Thiên), bàn thờ Hộ Pháp, những món chưng trên Thiên bàn và ý nghĩa. Quí vị nào tu Chiếu Minh có thể đến hỏi Đạo Huynh Lê Ngọc Ẩn (cơ sở Meo Nấm Rơm, dốc cầu Bình Lữ đi vào Thành Phố Vĩnh Long, nhà số 9, vào hẻm dưới dốc cầu tay phải, Điện thoại bàn 0084 - 070.3828.874) hay Hiền Huynh Nguyển Văn Thâm tại An Hữu, Điện thoại bàn 0084 0733.821.839 sẽ được chỉ dẩn.
2) Bài Chốn Bồng Lai do các sách in có sai nhiều chữ vô nghĩa, thí dụ chữ "ngời"(câu 2) sai. bác Tám sửa cho đúng là người, chữ hoa vàng sửa lại quạ vàng... Hai câu đầu THẦY dạy cho ai tu NHỨT BỘ, những câu sau đến cuối bài THẦY dạy cho ai tu NHỊ BỘ biết rõ cách công phu.
3) Tu tứ thời để Tứ Tổ Qui Gia hay Ngũ Khí triều Ngươn. Phải ngủ ngồi, tắm muối.
4) Không luôn nhìn đèn như xưa, mà phải phân mỗi 5 phút phải làm gì? NHỊ BỘ phải trụ ý ở đâu? Hồi quang phản chiếu thế nào? Người chỉ kiểu nói rõ hơn. Chúng tôi không được nói ra đây.
5) Lúc trước khi bác Tám lên Cung Khảm thì cúng và công phu thay đổi trước sau, nhưng khi bác Tám lên Cung Khảm học xong, thì bác luôn công phu trước, sau mới cúng, tức trình với THẦY sau khi tịnh luyện. Công phu tứ thời, công quả trả nợ tiền khiên và công trình dày dặn và cúng là trình với THẦY.
6) Đạo THẦY chỉ có Âm và Dương và chỉ có 1 Kinh ( Kinh Cảm Ứng) và 1 pháp (độc nhứt vô nhị) có những giai đoạn như sau: Xin keo tu bá nhựt khử trược lưu thanh, Nhứt Bộ dưỡng thánh thai (3 năm 8 tháng) và Nhị Bộ để trưởng dưỡng Kim Thân (cửu niên diện bích).
7) Khi đi đâu kẹt giờ công phu (trên xe, trong phi cơ, xe lửa, ghe, tàu, chở đông người không có chỗ tu thì bác Tám có chỉ cách làm cho đủ tứ tổ qui gia. Chúng tôi không dám nói ra, ai (tu Chiếu Minh) muốn biết thì hỏi những người chỉ kiều ở Đàn Thánh Đức Qui Nguyên ( ĐH Ần ở Vĩnh Long, HH Thâm ở An Hữu, HH Thảo ở Đức).
8) Phải đội khăn đen, vì khăn trắng là toàn Âm, khăn đen là huyền khí toàn Dương. Khi cúng dâng hoa thì đem bình bông trên Bàn Tiên Thiên xuống bàn Hội Đồng để ở giữa, ngay lư trầm.
9)Mỗi hành giả sau Nhị Bộ 2 năm trở lên mới được chỉ kiểu và do THẦY chỉ định qua cơ bút và chỉ kiểu cho 12 người mói tu. Khi đủ 12 người thì trình THẦY chọn người chỉ kiểu khác và làm Lễ Khánh Vân (xem cơ bút Đàn Thánh Đức Qui Nguyên).

Bác Tám Lê Ngọc Cẩn đã chỉ kiểu cho 12 người, có làm Lễ Khánh Vân, có xin THẦY chỉ định người khác tiếp tục chỉ kiều tại Đàn. Bác Tám Cẩn khi qui liễu có ấn chứng thuần Dương nhứt Mục (mắt trái mở) ở tư thế ngồi và biết trước ngày bỏ xác. Lúc bỏ xác phàm bác Tám gái ở trên lẩu ngữi mùi thơm lạ, có hỏi người trong nhà ai xức dầu thơm gì thơm quá vậy, khi đó cháu nội bác tám Cẩn (tu Nhị Bộ) báo tin là ông nội qui liễu rồi. Tay, chơn bác Tám dịu dàng lúc mặc áo tràng, da màu vàng, giống y như Cao Đài Sư Phụ cỡi Rồng về nguyên trên Phà Mỹ Thuận vậy.
                   http://caodaigiaoly.free.fr/AnChungVaHuyenDieu.html
Bác Tám Gái tuy "tu dốt", không có chì kiểu cho ai, đến lúc qui liễu cũng có ấn chứng y như Bác Tám trai tức giống y như Cao Đài Sư Phụ vậy.
   
Bác Tám trai Lê Ngọc Cẩn

Bác Tám gái

                                        Vĩnh Long, ngày 1.9.2010
                                                  Hà Phước Thảo
ghi lại theo lời kể của Bác Tám gái lúc sanh tiền và theo lời của Đạo Huynh Lê Ngọc Ẩn hiện là Chủ Đàn Chiếu Minh Vô Vi  Tam Thanh Thánh Đức Qui Nguyên tại Vĩnh Long.